
Ngày đăng: 06:59:02 29-03-2015 -- Lượt xem: 55754
Có những người cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, có người thì được như vậy, nhưng cũng có người lại không được như vậy. Cầu nguyện hay van khi phiền não để được những gì? có chăng chỉ giúp con người cảm thấy được bình an trong nhứt thời đau khổ mà thôi, chứ không giúp con người thực sự giảm bớt hay thoát ly được phiền não và khổ đau. 

Ngày đăng: 15:29:14 20-11-2014 -- Lượt xem: 60410
Mười cách tạo Thiện Nghiệp đó là: Bố thí, Trì giới, Hành Thiền, Tùy hỷ, Phục vụ người khác, Khiêm tốn, Chánh kiến, Nghe pháp, Giảng dạy Giáo pháp. Hầu hết chúng ta có lẽ nghĩ rằng tạo phước báu là chỉ làm việc từ thiện, trong thực tế có những cách khác để có tạo phước báu. Tâm của chúng ta chỉ sẽ phát triển nếu chúng ta tu tập mười cách để tạo thiện nghiệp.


Ngày đăng: 06:34:33 14-11-2014 -- Lượt xem: 45863
Ánh Sáng Niềm Tin Với Giới Trẻ: Quá trình tu học Phật pháp của giới trẻ, là “hành trình của niềm tin”, hãy vượt mọi trở lực dũng tiến theo pháp môn “việc lành nhỏ không bỏ, việc ác nhỏ không làm” để “vượt khó” vững tin mà bước vào “con đường bát chánh”… không gian sông núi Phật pháp sẽ “hừng sáng” theo từng nhịp tim của các bạn


Ngày đăng: 06:40:03 03-11-2014 -- Lượt xem: 17711
Đức Phật giảng trong Tiểu Bộ kinh đưa ra 38 Pháp Hạnh Phúc, theo đó, Phật dạy các pháp tạo nên một đời sống hạnh phúc giữa xã hội, các pháp dạy cho tâm thanh tịnh, không để cho tâm bị tiền tài danh lợi lung lay, các pháp để dứt phiền não, nhập Niết Bàn, là nơi an vui tuyệt đối. Bài Kinh này Phật thuyết cho các vị trời hỏi về những hạnh phúc cao thượng. 

Ngày đăng: 07:49:41 18-10-2014 -- Lượt xem: 37516
Xin nguyện học theo hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm: Lắng nghe không chỉ trích, nghe không oán hận, nghe không toan tính, dù điều tốt hay xấu. Dù cho người đã đối với ta chưa từng tốt đẹp, dù là người đã làm nên tội lỗi. Nghe để hiểu và giúp người khác nhận diện được nguồn gốc của khổ đau, để giúp người an vui. Lắng nghe để thương yêu tất cả mọi người, mọi loài. 

Ngày đăng: 16:34:28 14-10-2014 -- Lượt xem: 35777
Tận dụng "vết nứt" của mình trong cuộc sống: nhờ ta “nứt” nên người khác mới thấy họ “lành”, chính “nứt” đã xây dựng nên, đã làm nổi bật yếu tố “lành”. Như hai mặt trước và sau của tấm huy chương, chúng nương nhau mà tồn tại. Bỏ mặt sau thô xấu thì không thể có mặt trước sáng chói vinh quang. Cho nên, những ai được lành mà không kiêu căng tự phụ đồng thời luôn biết ơn những người bị nứt để sẻ chia thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết nhường nào!


Ngày đăng: 08:18:03 01-09-2014 -- Lượt xem: 10765
Chuyển hóa khổ đau trong gia đình - Thích Quảng Tâm: Con người sinh ra ở cõi đời này, chắc chắn không có người nào dám vỗ ngực nói mình không có khổ đau. Theo Phật pháp thường nói là tám thứ khổ mà chúng sinh phải chịu đựng, đó là: Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ, Cầu bắt đắc khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ.


Ngày đăng: 07:22:37 01-09-2014 -- Lượt xem: 10623
Bạn có thể đọc hoặc nghe bài Nghiệp Và Nghiệp Quả của tác giả Karma. Nghiệp có nghĩa là do những tư tưởng, lời nói và hành động cố ý mà tạo thành. Có ba loại nghiệp là: thiện nghiệp, ác nghiệp và vô ký nghiệp (không lành mà cũng chẳng dữ). Chẳng hạn như có một con muỗi đậu trên cánh tay của chúng ta, nếu chúng ta đưa tay đập chết nó thì đó là hành động cố ý sát sanh, thì dĩ nhiên là sẽ mang nghiệp quả. 

Ngày đăng: 06:47:23 01-09-2014 -- Lượt xem: 14042
Bộ phim Cuộc đời Đức Phật Thích Ca là tác phẩm điện ảnh quy mô với mức đầu tư hàng triệu dollar. Bộ phim đã có sự góp mặt của dàn diễn viên Bollywood Ấn Độ. Đoàn làm phim đã tham khảo về nội dung cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. 

Ngày đăng: 08:53:37 31-08-2014 -- Lượt xem: 11147
Thưa các bạn, chúng ta hãy phát lòng sám hối, vì sám hối là cam lồ, sám hối có thể rửa sạch ô uế quá khứ của tâm linh để trong quá trình đó sẽ đạt được tịnh hóa và tái sanh không ngừng nghỉ. Một người không sám hối, tính linh sẽ không thể tiến triển và tiến hóa, vì không sám hối nên tính linh tiếp tục bị ô nhiễm, trái tim tiếp tục vọng tưởng chấp trước. Không sám hối thì không nhìn nhận và tiêu trừ sai lầm quá khứ, vọng tưởng sai lầm mới sẽ tiếp tục tạo ra. 

Ngày đăng: 17-08-2014 17:54:05 -- Lượt xem: 10551
Nho nói: Thấy người hiền thì nghĩ cho bằng, thấy kẻ bất hiền thì xét nét mà sửa mình. Đức Phật dạy: Trước khi nói Pháp phải quán căn cơ chúng sinh. Đó là dạy ta biết người để mà tế nhơn vậy. Như vậy, biết người để tự tĩnh, để độ người, là kẻ trí, không biết người để tu tỉnh là người ngu, chúng ta không lấy đó làm việc cầu cũng là việc đáng thận trọng làm sao?
HT. Thích Thiện Siêu 

Ngày đăng: 2013-12-07 11:18:17 -- Lượt xem: 11665
Giải oan có nghĩa là cỡi bỏ oan khiên trói buộc, Bạt có nghĩa là nhổ sạch phiền não đưa hương linh qua sông mê về bến giác. Lễ giải oan Bạt độ mang một tinh thần nhân bản sâu sắc, thể hiện và kết nối những tâm tình nguyện vọng giữa người sống và người đã mất được trọn vẹn những ân tình. Sau đây là trích đoạn một số nghi tiết trong khoa này 
Các tin đã đăng:
