TÀI LIỆU Trại Huấn luyện Gia Đình Phật Tử 1

Gồm các bô tài liệu sau: TUYẾT SƠN - ANOMA / NI LIÊN - LỘC UYỂN - A DỤC - HUYỀN TRANG - VẠN HẠNH - HUẤN LUYỆN VIÊN - ĐỜI SỐNG TRẠI
TRẠI HUẤN LUYỆN ĐẦU ĐÀN TUYẾT SƠN 1. Ý NGHĨA TÊN, MỤC ĐÍCH, KHẨU HIỆU, VÀ LUẬT TRẠI
I. MỞ ÐẦU:
Cơ sở căn bản của GÐPT là Ðàn, Ðội, Chúng. Người điều khiển Ðàn (đối với ngành Oanh Vũ) được gọi là đầu đàn hay đàn trưởng. Trại đào tạo Ðầu, Thứ đàn là trại huấn luyện Tuyết Sơn.
II. Ý NGHĨA TÊN TRẠI: TUYẾT SƠN
- Tuyết Sơn là tên của một ngọn núi Tuyết thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, cao nhất thế giới hiện nay. Trong tiền kiếp lâu xa của Ðức Phật Thích Ca, Ngài là con chim Oanh Vũ không những biết vâng lời, thương yêu, kính mến cha mẹ (câu chuyện Lòng Hiếu của Chim Oanh Vũ) mà còn có một lòng thương yêu rộng lớn, một ý chí kiên cường và một hành động dũng mãnh trong việc dập tắt ngọn lửa cháy rừng để cứu các loài vật đang bị nạn (câu chuyện Lòng Nhân Từ của Chim Oanh Vũ) tại ngọn núi Tuyết Sơn này.
III. MỤC ÐÍCH TRẠI
- Mục đích của trại huấn luyện Tuyết Sơn nhằm giúp các Ðầu, Thứ đàn Oanh Vũ học tập giáo lý căn bản và khả năng chuyên môn như quản trị, điều khiển cấp đàn trong tổ chức.
IV. KHẨU HIỆU CỦA TRẠI TUYẾT SƠN LÀ: GẮNG
- Gắng có nghĩa là cố gắng. Không sợ sệt biếng lười, khó khăn và trở ngại nào cũng cố gắng vượt qua để làm tròn nhiệm vụ người đầu đàn.
V. LUẬT TRẠI: VUI VẺ, THƯƠNG YÊU, HÒA THUẬN VÀ TUÂN KÍNH
- Em tham dự trại để học cách điều khiển một đàn. Do đó, em phải lắng nghe, tìm hiểu và thực tập, có nghĩa là em vâng lời và kính mến các anh chị Trưởng qua những lời khuyên bảo.
- Sống tại trại, em sẽ có rất nhiều bạn bè đồng đội cùng em gánh vác công việc của đàn, đoàn do anh chị trưởng giao phó. Do đó, cuộc sống giữa các em trong mấy ngày trại phải vui vẻ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Tình tương thân tương trợ và tinh thần đồng đội sẽ được thể hiện qua lòng thương yêu hòa thuận của các em với nhau.
VI. KẾT LUẬN:
Các em là trại sinh Tuyết Sơn ngày hôm nay, có nghĩa là Ðầu, Thứ đàn của Oanh Vũ ngày mai. Do đó, khi các em đã hiểu ý nghĩa tên, mục đích trại thì phải sống theo khẩu hiệu và thực hành theo luật trại.
2. Ý NGHĨA NIỆM PHẬT
I. ÐỊNH NGHĨA:
Niệm Phật là một phương pháp Phật dạy các em thực hành để các em được gần Phật, và được như Ðức Phật.
- Niệm Phật là tụng các kinh Phật, những lời Phật dạy, những danh hiệu chư Phật và các vị Bồ-Tát. - Niệm Phật là suy tưởng đến Ðức Phật, cúng dường các Ðức Phật. - Niệm Phật là sám-hối những lỗi lầm, là nguyện làm các việc lành, nguyện theo lời Phật dạy. - Niệm Phật là quán tưởng đến tướng tốt đẹp của chư Phật - Niệm Phật là cầu Ðức Phật gia hộ cho em thoát khỏi bệnh tật.
II. VÌ SAO PHẬT KHUYÊN EM NIỆM PHẬT:
Ðức Phật dạy các em niệm Phật để sửa đổi tánh tình, để được bớt đau khổ, tránh được tai nạn, luôn luôn vui vẻ, được nhiều phước đức. Các em nhiều khi mê-mờ không rõ đường đi, niệm Phật tức các em được Ðức Phật chỉ rõ hướng đi chơn chánh cho em.
III. EM NIỆM ÐỨC PHẬT ĐƯỢC NHỮNG LỢI ÍCH GÌ:
Thành tâm niệm Phật em sẽ thấy rất nhiều lợi ích đến với các em. - Em sẽ được gần Phật và được Ðức Phật che chở hộ trì. - Em sẽ thấy tánh tình thay đổi. Em niệm Phật là em niệm những đức tánh tinh tấn, hỷ-xả, thanh tịnh, trí-huệ, từ-bi, tức là em tập được các hạnh ấy. - Em được mọi người kính yêu. Phật là một vị ai cũng tôn kính, một hình ảnh trung thành của đạo từ-bi. - Em sẽ được che chở những nỗi đau khổ và luôn luôn vui-vẻ.
IV. EM NIỆM PHÂT NHƯ THẾ NÀO?
Tụng Niệm: Nghĩa là đứng trước bàn Phật niệm lớn tiếng có chuông có mõ.
Mật Niệm: Là niệm nhỏ tiếng, niệm thầm. Như trước khi đi ngủ, khi sáng thức dậy em niệm thầm vừa đủ nghe là được.
Khẩn Niệm: Là khi em gặp những sự đau khổ hoặc tai nạn, em niệm Ðức Quán-Thế-Âm một cách khẩn thiết, chí thành. Khi em đau ốm em niệm Ðức Dược Sư. Khi có người sắp lìa đời em niệm danh hiệu Ðức Phật A-Di-Ðà.
Quán Niệm: Là đứng trước hình ảnh của Ðức Phật, em chiêm ngưỡng tướng tốt cuả Ðức Phật hay tưởng tượng Ðức Phật ở trước mặt.
Chuyên Niệm: Là bất cứ làm việc gì em đều luôn luôn nhớ đến Phật và lúc nào cũng niệm Phật.
Ðối với năm cách niệm Phật, em có thể niệm cách nào cũng được, nhưng cần thiết là cách chuyên niệm. Em luôn luôn niệm Phật và nhớ những lời Phật dạy sau đây: - Khi chán nản biếng nhác, em niệm hạnh tinh tấn của Ðức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni. - Lúc giận buồn, em niệm hạnh hỷ-xả của Ðức Phật Di-Lặc. - Khi nhiều lòng tham, em niệm hạnh thanh-tịnh của Ðức Phật A-Di-Ðà. - Khi không hiểu hay si-mê, em niệm hạnh trí-tuệ của Ðức Văn-Thù. - Khi có ý hại người, em niệm hạnh từ-bi của Ðức Quán-Thế-Âm.
Mỗi ngày trước khi đi ngủ hãy tự kiểm lại em đã làm những gì trong năm hạnh của Phật Tử, nếu có lỗi lầm em hãy sám hối và niệm danh hiệu các Ðức Phật. Nếu trong nhà có bàn thờ Phật, em hãy niệm ít nhất một ngày một lần đó mới chính là người con Phậ
V. KẾT LUẬN
Niệm Phật tức các em đứng gần Ðức Phật, sống bên Ðức Phật. Ðức Phật ở xung quanh em cùng với em hòa giao trong niềm cảm ứng thanh tịnh của chư Phật trong mười phương.
3. Ý NGHĨA ĂN CHAY:
1. Ý NGHĨA ĂN CHAY:
Ăn chay là tránh sự sát sanh, ăn các món không có mạng sống, như rau, đậu, trái cây, sữa v.v..
2. VÌ SAO ÐỨC PHẬT DẠY CÁC EM ĂN CHAY:
Ðức Phật là một vị có lòng thương mọi loài. Vậy em ăn chay để tăng trưởng lòng từ-bi khỏi giết hại súc vật, bỏ dần tánh độc ác. 3. LỢI ÍCH CỦA SỰ ĂN CHAY:
- Thân thể được khỏe mạnh, tránh được bệnh tật và làm việc được dai sức: Trong hoa quả, rau, sữa có nhiều chất bổ rất cần cho thân thể. Khác với các món thịt có nhiều chất độc, nhất là thịt của các loài chim hay thịt để lâu ngày. Các món ăn chay sạch sẽ nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa nên trong người được khỏe.
- Trí não em được sáng suốt, tánh tình được thuần hậu: Khi các em ăn thịt, trí não nặng nề mệt nhọc, khó nhớ, vì các món thịt cá khó tiêu và kích thích tâm trí, tánh tình gắt gỏng khó chịu, nhiều lòng tham, dễ nhiễm tánh ác. Trái lại ăn chay trí não được nhẹ nhàng, điềm tĩnh, sáng suốt, tánh tình thuần hậu, vui vẻ, biết thương yêu người và vật.
- Em đi dần trên đường đạo, em được mọi người thương kính: Em ăn chay là em vâng lời Phật dạy, là tưởng nhớ đến hạnh từ-bi cao cả của Ðức Phật và em sẽ gần Ðức Phật. Ðức Phật tưởng nhớ tới em, an ủi và hộ trì cho em.
- Em ăn chay tức là em tập sống giản dị, thể hiện đúng với hạnh thanh bạch của một Phật Tử. 4. CÁCH THỨC ĂN CHAY
Có nhiều cách ăn chay:
- Ăn chay trường: Tức là ăn chay trọn đời, không bao giờ ăn mặn.
- Ăn chay kỳ: Tức là trong một năm nguyện ăn chay vài ba tháng hay trong một tháng nguyện ăn chay vài ba ngày
- Ăn chay thông thường (nhị trai) Ăn chay hai ngày: Mồng một và rằm mỗi tháng.
5. NHỮNG ĐIỀU NÊN NHỚ:
Khi đã phát nguyện ăn chay em phải nhớ những điều sau đây:
- Ðã phát nguyện ăn chay thì trọn đời giữ theo không vì trường hợp gì mà bỏ qua, trừ khi đau bệnh có thể khỏi giữ.
- Dùng các món ăn chay đạm bạc, đừng có quá sang trọng.
Những ngày Vía và những ngày đi trại nên ăn chay.
6. KẾT LUẬN:
Ăn chay là một phương pháp Phật dạy cho các em thực hành. Các em là Phật Tử, làm theo lời Phật dạy, tức là các em tiến tới gần Ðức Phật, theo đúng mục đích của Ðoàn.
4 TƯ CÁCH VÀ NHIỆM VỤ ĐẦU ĐÀN
I. MỞ ĐẦU
Với tư cách một đầu thứ đàn, một oanh vũ phải hội đủ các yếu tố chính để khắc phục được các em đàn sinh tuân theo sự điều khiển của mình và các chỉ thị của các anh chị trưởng
Chính vì thế mà tư cách của đầu đàn đặt vào hàng chính yếu, quan trọng hơn cả. Tư cách của đầu đàn gồm có những điểm cần được nêu ra để các đầu đàn lưu ý:
II. KHẢ NĂNG
Một đầu đàn phải sinh hoạt ở đoàn it nhất là ba tháng (12 tuần lễ)
Ðã vượt bậc chân cứng, cánh mềm và đã phát nguyện.
Phải am hiểu hệ thống tổ chức của một đàn.
Biết rõ địa chỉ từng em trong đàn mình và địa chỉ huynh trưởng để liên lạc khi cần thiết.
Y phục và dụng cụ sinh hoạt đầy đủ, chỉnh tề.
III. TINH THẦN
Ðối với gia đình, cha mẹ là đứa con hiếu thảo.
Ðối với học đường là học sinh tốt (chăm học, hạnh kiểm tốt)
Ðối với đàn là một đàn sinh gương mẫu.
Ði họp đều, tuân kỷ luật, đầy đủ bản nhạc của một oanh vũ.
IV. BỔN PHẬN
Ðối với đoàn sinh luôn luôn hòa nhã, giừ gìn cử chỉ đứng đắn, lời nói cẩ thận (không thô tục).
Năng viếng thăm đàn sinh.
Báo cáo lên huynh trưởng khi đàn sinh đau yếu.
Tóm lại: các em có đầy đủ các đức tính nêu trên là hội đủ tư cách của một đầu thứ đàn gương mẫu trong tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.
5. QUY Y TAM BẢO
I. ÐỊNH NGHĨA: Quy Y: Quy là trở về, Y là nương tựa. Quy y là trở về và nương tựa một nơi nào chắc chắn, có thể che chở, đùm bọc mình được. Quy y định nghĩa tiếng Phạn là NAM MÔ.
Tam Bảo: là ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.
Quy y Tam Bảo: là trở về nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu nhất trên đời, có thể đùm bọc, che chở, hướng dẫn chúng ta xa khỏi bể khổ mênh mông của cuộc đời.
Quy y Phật: Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn, không còn mê lầm, thoát ra khỏi vòng khổ não, hoàn toàn sáng suốt, và có thể hướng dẫn chúng sanh thoát ra ngoài vòng sinh tử luân hồi. Vì Phật là một vị quý báu như thế nên chúng ta cần phải quy y theo Ngài. Ngoài ra không còn một vị nào có khả năng, đủ tài đức hơn Ngài để chúng ta tin cậy tôn thờ.
Quy y Pháp: Pháp là do chữ Dharma mà ra. Hiểu theo nghĩa rộng thì Pháp là lý lẽ, mầu nhiệm của sự vật. Hiểu theo nghĩa hẹp thì Pháp tức là phương pháp tu hành mà Phật đã phát huy ra để dạy bảo chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ đau và chứng được quả Phật. Chúng ta phải quy y Pháp vì Pháp là những phương pháp quý báu nhất mà chỉ có đức Phật, nhờ trí tuệ hoàn toàn sáng suốt mới khám phá ra được. Nhờ Pháp của Phật, chúng ta mới biết đường lối tu hành, thoát ra khỏi hoàn cảnh khổ đau đi dần đến quả Phật. Ðức Phật, trước khi nhập Niết-bàn có dạy: "Này, các người hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc, các người hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát. Ðừng tin sự giải thoát ở một kẻ nào khác." Vậy sau khi quy y Phật rồi, tất cả chúng ta phải quy y theo Pháp của Ngài.
Quy y Tăng: Tăng hay Tăng già là do chữ Sangha mà phiên âm ra. Sangha là một đoàn thể tu hành gồm từ bốn người tu sĩ trở lên cùng chung sống, đồng giữ giới luật của Phật, đồng chia xớt cho nhau những quyền lợi vật chất và tinh thần. Như vậy, Tăng là các vị tu hành theo đúng giáo lý của Phật mà tu hành. Các vị ấy có nhiệm vụ thay Phật để hướng dẫn, dạy bảo chúng ta trong sự tu hành. Trong thời đại không có Phật thì chúng ta phải nương theo, tin cậy vào Tăng để bước trên đường Ðạo. Chính trước khi nhập Niết Bàn, Ðức Phật cũng đã có dặn các vị Tỳ Kheo như sau: "Hỡi các Tỳ Kheo, các người có thêm một bổn phận là truyền đạo ta, thay ta để đưa đường chỉ lối cho mọi người. Các người phải tìm hiểu nghĩa lý sâu xa, mầu nhiệm của giáo pháp ta để làm lợi lạc cho chúng sanh."
II. PHẢI QUY Y NHƯ THẾ NÀO? Quy y phải đủ sự và lý.Sự Quy y là phải giử đúng quy y luật, thực hành đúng đắn các lời phát nguyện quy y truớc TAM BẢO. Lý quy y là quy y theo tự tánh giác ngộ bên trong bản tâm chúng ta. Nếu chúng ta chỉ thực hành SỰ QUY Y chỉ rong ruổi theo Tam Bảo bên ngoài mà quên LÝ QUY Y nghĩa là quên Tam Bảo bên trong chúng ta, thì chúng ta chưa thực hành đúng nghĩa Tam Quy. Thật thế, bên trong chúng ta có đủ TAM BẢO, chúng ta phải thực hành lý quy y hay tam tự quy (Trở về với tam bảo trong bản tâm chúng ta), tự Quy Y Phật, tự Quy Y Pháp, tự Quy Y Tăng. Tự Quy y Phật là trở về với Phật tánh sáng suốt của mình. Tự Quy Y Pháp và vâng theo Pháp tánh của mình. Trong tâm ta có đủ Pháp Tánh: Từ-Bi, Trí-Tuệ, bình đẳng, nhẫn nhục, tinh tấn. Chúng ta cần phát huy những tánh ấy và hành động theo chúng. Tự Quy Y Tăng là vâng theo thầy trong tâm mình. Thầy trong tâm mình là đức tánh thanh tịnh hòa hợp của mình, như Tăng già là hiện thân của hòa hợp thanh tịnh bên ngoài. Bấy lâu vì mê muội, không nhận thấy ông thầy trong tâm, nay nhờ Phật dạy mình nhận thấy được ông thầy ấy thì mình phải theo vị thầy ngay chính trong bản tâm của mình trước.
Tóm lại, mình phải nương tựa quay về với Ðức Phật trong tâm của mình là từ bi, hỹ xã, với tâm của mình là sự hòa hợp thanh tịnh của bản tâm. Thực hành đúng Sự và Lý Quy Y như lời đã phát nguyện thì con đuờng giải thoát tuy xa cũng có ngày thấy đích.
6 Ý NGHĨA MÀU LAM
Ðể tạo sự đồng nhất của một tổ chức, người ta thường đòi hỏi các thành viên phải mặc quần áo đồng phục. Tùy theo mục đích của tổ chức, đồng phục cũng được chọn lựa để biểu lộ tinh thần của tổ chức đó. Gia Ðình Phật Tử Việt Nam cũng không ngoại lệ, và màu lam được chọn lựa cho màu áo của Gia Ðình. Màu lam của Gia Ðình Phật Tử với những ý nghĩa sau:
1. BÌNH ĐẲNG: Tổ chức Gia Ðình Phật Tử gồm đủ mọi thành phần, từ một em bé lên năm đến một cụ già bảy tám mươi tuổi; từ một người lao động tay chân đến những người học rộng tài cao; từ một em học sinh vỡ lòng đến một vị giáo sư kinh nghiệm. Tất cả đều cái khổ mà không bao giờ phân bì hơn thua cao thấp.
2. HÒA ĐỒNG: Màu lam là màu hào hợp với thiên nhiên và màu sắc. Màu lam có thể đứng chung với bất cứ màu nào mà không quá nổi bật hoặc chìm đắm nếu một màu sặc sỡ như đen hoặc đỏ, thì màu lam là một màu nhu hòa. Nếu một buổi trời nắng chang chang, màu lam làm một màu dịu mát. Nếu một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, thì màu lam là màu mang theo hơi ấm. Tất cả đó là mục đích của Tổ Chức là luôn đem vui cứu khổ đến cho muôn loài.
3. TINH TẤN VÀ NHẪN NHỤC: Màu lam là một màu dễ cảm mến. Người mă.t áo màu lam vào mình cũng không thể nóng nảy hoặc u buồn mà phải luôn luôn nhẫn và tinh tấn trên đường tu học và giúp ích mọi loài.
Màu lam là màu dễ dơ nhưng khó thấy, biểu lộ cho một tinh thần phật giáo. Phật tánh hay ma tánh cũng tại tâm tạ Nếu chúng ta vẫn mãi chạy theo tham dục thì Phật tánh cứ mãi che khuất. Nếu chúng ta biết xa dần dục vọng thì Phật tánh lại càng ngày càng tăng trưởng trong tâm chúng ta.
Chiếc áo của tổ chức mang một ý nghĩa thật cao quý. Chúng ta nên cố gắng giữ gìn chiếc áo cũng như giữ gìn thân tâm của chúng ta phải luôn trong sạch. Không làm heon ố nó. Có như vậy mới xứng đáng một đoàn sinh của tổ chức.
7 HUY HIỀU HOA SEN
I. HÌNH TRÒN:
Tượng trưng cho đạo Phật viên dung, hoàn toàn, vô ngại.
II. MÀU TRẮNG:
Tượng trưng cho ánh sánh của Trí Huệ hoàn toàn (giác ngộ), và cho ánh sáng của hạnh Thanh Tịnh hoàn toàn (giải thoát). Hoa sen là loại hoa mọc trong bùn dơ nhưng vẫn tỏa ngát hương thơm tượng trưng cho sự không bị sa đọa của người Phật Tử dù sống với xã hội độc ác dơ bẩn.
III. TÁM CÁNH SEN:
Chỉ rõ mục đích Gia Ðình Phật Tử:
A. NĂM CÁNH TRÊN
Tượng trưng cho năm hạnh của người Phật Tử, từ ngoài nhìn vào:
1. CÁNH GIỮA: HẠNH TINH TẤN. Tinh Tấn nghĩa là luôn luôn tiến trên con đường trong sạch, trên con đường Ðạo. Tượng trưng cho hạnh Tinh Tấn là Ðức Phật Thích Ca, người đã rời bỏ hạnh phúc gia đình, ngôi báu, vợ con, danh lợi, để dấn thân trên đường Ðạo, tu khổ hạnh trong 6 năm, ngồi thuyền định 49 ngày để đạt đến giác ngộ, rồi lại đi thuyết pháp giáo hóa chúng sanh hơn bốn mươi chín năm. Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh tinh tấn là luôn luôn tinh tấn thực hành các hạnh Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi. Trái với hạnh Tinh Tấn là lười biếng trên đường đạo, trong bổn phận của mình.
2. BÊN TRÁI CÁNH GIỮA: Hỷ xả, có nghĩa là luôn luôn vui vẻ hoan hỷ, làm mọi người vui vẻ hoan hỷ, sống phóng xả hy sinh. Gặp việc buồn, dữ, hoặc bệnh tật không than khóc, không quá lo buồn, không sợ hãi. Thấy người làm việc lành hoặc được may mắn thì vui vẻ, tán thành, không ganh ghét, bực tức. Thấy người gặp buồn khổ thì khuyên giải, giúp đỡ. Gặp người xúc phạm đến mình không tức giận. Biết hy sinh cho mọi người, mọi loài. Hỷ xả không có nghĩa là vui vẻ trẻ trung cười nói ồn ào. Hỷ xả là hạnh của một tâm hồn trong sạch, yêu đời, thương mọi loài, điềm tĩnh và biết hy sinh. Người sống theo hạnh Hỷ xả luôn luôn có gương mặt tươi trẻ, cặp mắt trong sáng, nụ cười hiền hòa, và trong thân tỏa ra sức mạnh khiến mọi người hoan hỷ hy sinh theo mình. Tượng trưng cho hạnh HỶ xả là Ðức Phật Di Lặc, một Ðức Phật có một lòng thương rộng lớn cao cả, một gương mặt luôn luôn tươi cười.
3. BÊN PHẢI CÁNH GIỮA: hạnh Thanh Tịnh, có nghĩa là trong sạch trong thân thể, trong sạch trong lời nói, ý nghĩ, việc làm và sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Trong sạch trong thân thể, là lúc nào thân hình cũng sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, quần áo chỉnh tề. Trong sạch trong lời nói, là không nói lời giả dối, độc ác, thêu dệt, chải chuốt, nói hai lưỡi; chỉ nói lời thành thật, hòa nhã giản dị và trung trực. Trong sạch trong ý nghĩ, là từ bỏ tánh tham, sân, si, tư tưởng cần trong sạch chơn chánh. Trong sạch trong việc làm là cử chỉ, việc làm chơn chánh. Sống giản dị là sống thanh bạch, giản dị, đạm bạc, không xa hoa, phù phiếm. Một người sống theo hạnh Thanh Tịnh là thân thể áo quần luôn luôn sạch sẽ, tề chỉnh, lời nói, ý nghĩ, việc làm luôn luôn trong sạch , và cuộc sống giản dị thanh bạch. Tượng trưng hạnh Thanh Tịnh là Ðức Phật A Di Ðà, một Ðức Phật có hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, hai quả đức do nhơn hạnh hoàn toàn thanh tịnh; và cảnh giới của Ðức Phật A Di Ðà hóa độ chúng sanh là cảnh tịnh độ, một cõi hoàn toàn trong sạch đẹp đẽ.
4. BÊN TRÁI CỦA HỶ XẢ: hạnh Trí Huệ, có nghĩa là hiểu biết đúng đắn, cùng khắp, tất cả. Hiểu biết đúng đắn là sự thật cảnh vật như thế nào, thì hiểu biết đúng như vậy không sai lầm. Hiểu biết cùng khắp là hiểu biết rộng rãi. Một người sống theo hạnh Trí Huệ là phải học hiểu những điều phải học đúng theo chương trình, phải học hiểu Phật Pháp đúng theo thứ bậc của mình. Tượng trưng cho hạnh Trí Huệ là đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, vị Bồ Tát có trí huệ bậc nhất, tiêu biểu cho sự hiểu biết, và thường thay thế Ðức Phật Thích Ca khai sáng trí huệ cho mọi loài.
5. BÊN PHẢI CỦA THANH TỊNH: hạnh Từ Bi, có nghĩa là đem vui cứu khổ cho mọi loài. Ðem vui là gieo sự vui vẻ như người thích đọc sách, đem sách tặng khiến cho người đó vui vẻ, hoặc dùng lời nói hoà nhã giảng giải Phật Pháp khiến cho người nghe vui vẻ. Cứu khổ là trừ những nỗi đau khổ cho mọi loài, nhu đối với người khổ vì đói khát thì bố thí các món ăn uống cho hết khổ ...Một người sống theo hạnh Từ Bi là luôn luôn cứu giúp mọi loài, mọi người sống hạnh phúc. Tượng trưng cho hạnh Từ Bi là đức Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Bồ Tát hiện thân cứu khổ cứu nạn cho mọi loài, luôn luôn thương tưởng, cứu giúp cho tất cả chúng sanh.
B. BA CÁNH DƯỚI
Tượng trưng cho ba ngôi báu, từ ngoài nhìn vào:
1. CÁNH GIỮA: Phật Bảo. Phật Ðà có ba nghĩa: Tự Giác, là tự mình giác ngô. Giác Tha, có nghìa là giác ngộ cho mọi loài cũng đồng giác ngộ như mình. Giác Hạnh Viên Mãn, có nghĩa là hai công hạnh kể trên hoàn toàn viên mãn. Từ trước tới nay có nhiều vị đã chứng quả Phật, như Ðức Phật Thích Ca, Ðức Phật A Di Ðà, Ðức Phật Dược Sư, Ðức Phật Di Lặc v.v...
2. CÁNH TRÁI: Pháp Bảo. Pháp là lời dạy của Ðức Phật hoặc các vị Bồ Tát vâng theo lời Phật mà nói, hoặc các vị Tổ Sư làm ra. Lời dạy tuyên dương chơn lý, có thể đưa mọi loài thoát khổ được vui.
3. CÁNH PHẢI: Tăng Bảo. Tăng Bảo là đoàn thể xuất gia tu hành theo Ðức Phật, gồm bốn người trở lên, và sống theo sáu phép hòa kính.
IV. MÀU XANH LÁ MẠ:
Là màu tương lai - chỉ tuổi trẻ đang vươn lên đầy hy vọng ở tương lai, màu của Thanh, Thiếu, Nhi Phật Tử.
8 TRÒ CHƠI
I. MỤC ÐÍCH
Trò chơi là một phương pháp giáo dục linh hoạt và hữu hiệu nhất đối với lứa tuổi thanh thiếu nhi nhằm mục đích: - Luyện giác quan - Phát triển thân thể - Biết tâm lý trẻ - Luyện đức tính tốt - Vui sống động sau những giờ mệt mỏi
II. CÁC LOẠI TRÒ CHƠI
- Trò chơi chuyên môn - Trò chơi luyện thân thể - Trò chơi luyện tập giác quan - Trò chơi luyện đức tín
Mỗi lọai trò chơi tùy theo hoàn cảnh, địa điểm, thời tiết, tâm sinh lý trẻ được tổ chức mới đem lại kết quả.
III. CÁCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
A- Phần chuẩn bị:
1. Chọn trò chơi: Trò chơi nhằm đến mục đích gì, trò chơi vừa sức và không quá 10 phút. Phải chuẩn bị một trò chơi trong phòng nếu thời tiết thay đổi 2. Ðịa điểm: Chọn địa điểm thích hợp cho trò chơi 3. Dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho trò chơi
B- Phần thực hiện:
Chọn người giúp trong phần kiểm soát (nếu cần) Giải thích rỏ ràng nguyên tắc và mục đích trò chơi Phổ biến luật chơi Phật hóa trò chơi Thi vị hóa trò chơi Nhấn mạnh những yếu tố cần thiết để thành công
C. Tổng kết:
Sau khi chơi tuyên bố kết quả nhằm tiêu chuẩn sau đây: *Tinh thần trong khi chơi *Kỷ luật trong suốt thời gian chơi *Kết quả
IV. KẾT LUẬN:
Trò chơi rất cần thiết đối với một Ðội, Chúng trưởng. Nếu các em muốn thành công trong công việc dẫn dắt, các em phải sưu tầm một túi trò chơi nhét sẵn vào đầu và phải có một tinh thần trong khi điền khiển. Chúc các em thành công.
9 TẬP HỌP
Hình Thức Và Hiệu Lệnh Tập Họp
Qua sự tập họp của Ðàn/Ðội/Chúng người ta có thể nhận định được một phần nào nếp sinh hoạt của các em nên cần phải nhanh chóng và có hình thức. Do vậy, người Ðàn/Ðội/Chúng Trưởng phải hiểu rõ những hình thức và hiệu lệnh tập họp, hướng dẫn Ðàn/Ðội sinh/Chúng viên trong Ðoàn biết để những lúc cần, người Ðàn/Ðội/Chúng Trưởng chỉ sử dụng những phương pháp tập họp bằng còi, miệng, tay, chuông hay đèn ra hiệu lệnh thì Ðàn/Ðội/Chúng phải biết tuân theo nhanh chóng và có trật tự.
I. Hình Thức Tập Họp
Hình thức tập họp gồm: A- Các thế cá nhân, và B-Các thế xếp hàng
A. Các thế cá nhân:
1.Thế nghiêm: Ðứng thẳng, hai tay thẳng theo mình, gót chân chạm vào nhau, hai bàn chân giang ra thành hình chữ V với góc độ 60.
2.Thế nghỉ: Chân phải đứng nguyên tại chỗ, chân trái giang ra độ khoảng 30 cm, hai tay để sau lưng (Ngành Nữ thì hai tay khoanh trước ngực) và giữ im lặng.
3.Thế nghỉ tự do: Như thế nghỉ thường nhưng có thể nói chuyện nho nhỏ.
4.Thế nghỉ có gậy: Ðứng thế nghỉ, tay phải nắm gậy đưa thẳng ra theo vai.
5.Thế chào: Ðứng thẳng như thế nghiêm, tay bắt ấn kiết tường.
6.Thế chào có gậy: Ðứng thẳng như thế nghiêm, tay trái đưa ngang bụng nắm lấy gậy và tay phải bắt ấn kiết tường.
B. Cách xếp hàng: (xem phần II, mục C)
II. HIỆU LỆNH TẬP HỌP
Hiệu lệnh thường gồm hai phần: -Dự lệnh: Là lệnh ra trước để Ðoàn sinh chú ý chuẩn bị -Ðộng lệnh: Là lệnh để cho Ðoàn sinh thi hành ngay một động tác.
Hiệu lệnh cần phải dễ phân biệt và được giải thích rõ ràng cho mọi người trước khi phát lệnh.
Sau đây là các hình thức hiệu lệnh thông dụng, tuy nhiên nếu cần, các em có thể sáng tạo nhiều hình thức hiệu lệnh khác.
A. Còi lệnh:
Hiệu còi dùng để cho Ðoàn sinh chú ý chạy đến trước khi dùng thủ lệnh trong các buổi họp đoàn, những khi cắm trại hay du ngoạn, v.v. Người phát lệnh sử dụng còi với những tính hiệu tích, tè (Morse).
B. Khẩu lệnh:
Gồm có Dự lệnh và Ðộng lệnh: 1. Dự lệnh: nói trước cho Ðoàn sinh biết những động tác gì sẽ phải thi hành; dự lệnh phát ra phải chậm rãi và rõ rang dễ hiểu. 2.Ðộng lệnh: phát ra để Ðoàn sinh thi hành ngay một động tác; động lệnh thường phát ra phải mạnh mẽ và rõ ràng. 3.Thí dụ: -Dự lệnh: Người điều khiển nói: Khi anh hô: "PHẬT TỬ" tất cả các em trả lời "TINH TẤN" và đứng thế nghiêm -Ðộng lệnh: Sau khi đã ra dự lệnh như trên, người điều khiển hô to "PHẬT TỬ", khi đó Ðoàn sinh sẽ hô to "TINH TẤN" và đứng thế nghiêm.
C. Thủ lệnh:
Ðuợc phát ra theo khẩu lệnh hay còi lệnh gồm các động tác:
10 CẤP CỨU
I. BẤT TỈNH
A. Bịnh trạng và nguyên nhân:
Người bị bất tỉnh thường không cử động, mặt tái nhợt hẳn, mạch đập nhẹ, sở dĩ bất tỉnh là do các nguyên nhân sau: - Bị đau quá - Ngạt hơi - Sự sợ hãi - Hít nhiều thán khí, hơi độc - Mệt - Bị điện giật - Ăn không tiêu - Bị chảy máu - Bị thắt cổ - Say nắng - Bị dìm xuống nước - Vết thương ở đầu
B. Cấp cứu:
Khi cấp cứu nên để nạn nhân nằm dài, đầu thấp hơn chân, cởi bỏ bớt áo quần hoặc tất cả cái gì làm máu bớt lưu thông, bắt mọi người đứng ra xa và nếu tiện cho ngửi chút Ether hay dấm. Không nên đổ chất lỏng vào miệng người bất tỉnh, vì sẽ làm người đó ngộp thở. Gở bỏ răng giả, kẹo cao su, hoặc vật khác trong miệng có thể làm ngạt thở nạn nhân.
Nếu nạn nhân nằm không tỉnh, ta phải làm các phương pháp hô hấp nhân tạo; Syhester, Seherfer, Nelson, miệng với miệng, phải kiên nhẫn, chớ bao giờ nản lòng. Có khi ta vô tình để người đó chết mặc dù còn cứu đuợc.
II. XUẤT HUYẾT:
A. Nguyên nhân và bịnh trạng
Máu chia thành hai loại, đỏ và đen. Ở mạch đỏ chảy ra, sắc máu hồng tươi và vạch thành tia như bơm. Trái lại ở mạch đen máu đỏ sẩm gần như đen và khi chảy thi hay loang ra.
Có hai loại xuất huyết: Xuất huyết trong và xuất huyết ngoài.
-Xuất huyết ngoài trông tuy sợ nhưng rất ít nguy hiểm và có thể ngăn ngừa đuợc.
-Xuất huyết trong người: Mạch máu bị vỡ ở bên trong rất nguy hiểm, có thể nạn nhân bị thương nặng ở bụng vỡ gan, hay vỡ lá lách. Bệnh nhân thấy khát nước, người trắng bạch, mệt lả, mồ hôi lạnh toát ra, mạch chạy nhanh và yếu.
B. Cách cứu chữa:
-Xuất huyết ngoài: thấy máu chảy điều cần nhất là làm cho máu đông lại, nếu nạn nhân mệt và mất nhiều máu, phải ủ cho ấm, cho uống nước nóng, tiêm thuốc cho khỏe và nếu cần phải truyền máu.
-Xuất huyết trong: trường hợp bất khả kháng đặt nạn nhân nằm im một chổ, ủ cho ấm rồi lập tức đem đi bệnh viện.
III. PHỎNG:
A. Nguyên nhân bệnh trạng
Những vật lỏng sinh ra do nhiệt độ quá cao đối với da thịt con người hay do nhiễm chất hoá học. Có hai trường hợp phỏng:
-Phỏng nhẹ: Chiếm diện tích nhỏ một phần trên mặt da
-Phỏng nặng: Chiếm diện tích 30% trở lên trên mặt da, da phồng lên hoặc cháy thành than.
B. Cách cứu chữa:
- Phỏng nhẹ: cần được che đậy bằng băng khô hay băng cứu thương nếu có sẵn. Nếu không cứ nên để nguyên vết phỏng.
- Phỏng nặng: phải tránh sự làm độc và kích súc. Băng với băng khô như thường. Không nên sờ mó vào nạn nhân với bất cứ thứ gì. Phủ quần áo lên vết phỏng, cố gở những mảnh vải dính vào da, gắng lau sạch vết phỏng, chọc thủng những chổ phỏng cho chảy ra hoặc thoa Vaseline hay Pomade lên trên vết phỏng.
- Tránh sự kích xúc bằng cách đê đầu và vai thấp hơn phần còn lại của cơ thể và bù đắp cho cơ thể các chất muối và nước.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, không nôn mửa và không bị thương cho uống nước mát hay lạnh trong có hoà lẫn muối. Không nên dùng nước ấm có thể gây cho nạn nhân mửa.
IV. BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG:
A. Mục đích
Giử gìn vết thương khỏi đau vì sự va chạm bên ngòai và chận vi trùng khỏi lọt vào thương tích.
B. Săn sóc:
Rửa vết thương bằng nước nấu chín hay alcool, lấy vải mỏng đả sát trùng để thấm nước rửa. Cũng có thể rửa với nước đa canh (liqueur de dakin), nưóc alilour, nước oxygenee, thuốc tím.
C. Khử trùng:
Thuốc đỏ với vết thương cạn, thuốc sulfamide với vết thương sâu.
D. Cách băng bó:
- Chọn băng: Tuỳ theo vết thương lớn nhỏ, vị trí mà chọn băng bông, băng doris bằng vải. - Cách cầm băng doris: một tay cầm đầu băng và tay kia cầm cuộn băng và mở cuộn băng bằng ngón tay cái. - Cường độ băng: Khi băng bó tay phải nhẹ nhàng nếu làm mạnh nạn nhân sẽ đau nhiều. - Mở đầu băng: Ðể chừa đầu băng x và xếp lại được chắc bởi vòng băng thứ nhì. - Các loại vòng băng: * Vòng thưa * Vòng xoắn dày * Vòng rẽ quạt * Vòng số 8 * Vòng xấp
Ð. Nối băng:
- Bằng kim băng tiện và chắc chắn - Bằng nối chồng lên nhau.
E. Kết băng:
- Băng hai dãi - Băng ô một dãi - Băng kim
11 BỔN PHẬN ĐOÀN SINH
Bổn Phận Đối Với Gia Đình, Học Đường Và Đồng Đội
Làm tròn bổn phận của một đoàn sinh GÐPT nghĩa là các em sống trong khung cảnh xã hội, các em còn nhiều bổn phận đối với gia đình, học đường, bạn đồng đội và mọi người.
Những bổn phận trên đây được thể hiện đứng đắn theo tinh thần Phật Giáo, tất nhiên các em đã tiến đến thực hành năm hạnh: tinh-tấn, hỷ-xả, thanh-tịnh, trí-tuệ, và từ bi.
I. Bổn phận đối với gia đình:
- Các em phải hết lòng kính yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ đã sanh thành dưỡng dục. - Phải giúp đỡ công việc cho cha mẹ - Phải lo học hành tấn tới để cha mẹ được vui lòng, đẹp dạ. - Khi cha mẹ ốm đau phải hết lòng săn sóc, không nề hà khó khăn khó nhọc - Ðối với anh chị em ruột trong gia đình phải luôn thuận hoà, kính mến, phải biết vâng lời và thương yêu các anh chị em. - Ðối với các em mình phải thương yêu dẫn dắt các em làm việc thiện trách điều ác phải tận tâm săn sóc các em khi đau yếu.
II. Bổn phận đối với học đường:
- Phải tôn trọng của chung - Phải làm tròn bổn phận của một người học trò ngoan, có đức hạnh tốt, siêng năng, học hành - vâng lời dạy bảo - Không chơi đùa lêu lổng, không theo bạn lười biếng.
III. Bổn phận đối với đồng đội:
- Ngoài những bộn phận như thương yêu gia đình, cha mẹ, anh chị em, mỗi chúng ta đều có những mối quan hệ không kém quan trọng đó là tình bằnh hữu. - Phải kính trọng, thương mến và giúp đỡ bạn trong những cơn hoạn nạn. - Nếu trong thời còn đi học hoặc cùng nghề nghiệp phải đối xử với bạn một cách chân thành. - Khi xa bạn cũng nên năng lui tới thăm viếng bạn vì bạn là người có công giúp mình hoàn thành những sự việc tốt đẹp như tực ngữ có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
IV. Bổn phận đối với mọi người:
Trong xã hội sự liên hệ mật thiết với ta không phải it. Những người chung quanh ta họ đã giúp ta hỗ trợ công việc hằng ngày được tốt đẹp, vậy ta phải có bổn phận giúp đỡ với họ: - Phải kính trọng và giúp đỡ họ trong lúc hoạn nạn. - Phải thành tâm, thiện chí với họ. - Phải xem họ như người thân của mình.
V. Kết Luận:
Tóm lại Phật Tử là những người cầu học, cầu tiến, để trau dồi đạo đức từ tinh thần đến thể chất và từ lời nói đến việc làm. Muốn thế chúng ta phải thể hiện được các bổn phận đối với gia đình, học đường, bằng hữu và mọi người để báo đáp ân của những sự liên hệ như tục ngữ có câu: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng câu tục ngữ này không chỉ áp dụng trong học văn mà là cách hành xử của người Phật Tử trong mọi hoàn cảnh. Nhờ ta có được phúc duyên gặp được anh chị, cha mẹ hiền lành, thầy tốt, ban hiền cũng chưa đủ, chúng ta phải biết tiếp nhận điều hay lẽ phải của mọi người mới mong trở thành một người Phật Tử chân chính và hữu ích cho quốc gia, xã hội.
12 SỔ SÁCH
Cách Tổ Chức Đàn Tự Trị
(Sổ Sách Hành Chánh) Sổ Sách Ðàn gồm có: 1- Ðàn Phả 2- Sổ Sinh Hoạt 3- Sổ Ðiểm Danh
1. Ðàn Phả: Gồm hai phần: - Phần đầu là danh sách tất cả Ðội Chúng viên theo thứ tự thời gian vào đoàn. Dành chừng mười trang tập vở 100 trang, bìa cứng.
Mẫu:STT | DanhBộ/GÐ | DanhBộ/BHD | Họ và Tên | Pháp Danh | Ghi Chú |
- Phần thứ hai có 3 đoạn: a/. Lý Lịch: *Họ và tên *ngày sinh *Chánh quán *Học lực hay nghề nghiệp *Ðịa chỉ *nghề nghiệp phụ huynh *Pháp danh đoàn sinh *Ngày quy y *Bổn sư hiệu
b/. Thành Tích Học Tập: *Vượt bậc Mở Mắt ngày: *Vượt bậc Cánh Mềm ngày: *Vượt bậc Chân Cứng ngày: *Vượt bậc Tung Bay ngày: c/. Thành Tích Ðặc Biệt: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Sổ sinh hoạt:
Một cuốn sổ bìa cứng, chừng 300 đến 400 trang.
3. Sổ Ðiểm danh:
STT | Họ và Tên | Pháp danh | (ngày/tháng/năm) __ / __ / __ | (ngày/tháng/năm) __ / __ / __ |
1 |
H |
|||
2 |
P |
|||
3 |
X |
Ghi chú: em nào hiện diện ghi - H vắng không xin phép ghi chữ - V nghỉ có xin phép ghi chữ - X
13 Dấu Đi Đường: BẤM VÀO ĐÂY
14 Mật Thư: BẤM VÀO ĐÂY
15 Morse Code: BẤM VÀO ĐÂY
